Tập tục đầu năm của người Việt

Ngày Tết cổ truyền là thời điểm người VN thể hiện quan niệm, tín ngưỡng phong phú. Họ thành kính, tôn trọng truyền thống cha ông để lại với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. 

a-tb-tt-1
Hóa vàng giấy tiền vàng bạc cho người khuất mặt, tổ tiên, ông bà.

a-tb-tt-3
Cầu khấn ông Ba Mươi trấn giữ gia đạo và cai quản nhà cửa để được một năm bình an vô sự.

a-tb-tt-2
Điểm nhãn cho ông Cọp một cách trịnh trọng. Ông Ba Mươi này sẽ được dán trên cửa chính, lối đi vào nhà.

a-tb-tt-5
Chọn mua loại hương (nhang) cỡ đại để thắp mới có nhiều lộc.

a-tb-tt-4
Nhang vòng cầu an, nguyện điều thiện, thường treo kín các khoảng sân đền, miếu, chùa chiền trong những ngày Tết và dịp rằm, nhiều nhất rơi vào rằm tháng Giêng.

a-tb-tt-7
Mua chim phóng sinh để cầu tai qua nạn khỏi, hóa giải vận đen.

a-tb-tt-9
Đánh chuông và dán lời khấn cầu lên thành chuông trong 3 ngày Tết tại chùa Vĩnh Nghiêm.

a-tb-tt-8
Hồi chuông đầu năm được nhiều người xem là tiếng chuông đánh thức thiện tâm, hướng tới cái chân thiện mỹ, kêu gọi mọi người làm lành lánh dữ để được chở che.

a-tb-tt-10
Chen nhau ở quầy bán sách tử vi để xem bói cho mình hoặc chọn sách mang về nhà nghiên cứu.

a-tb-tt-11
Đi chùa mua hoa vàng làm lộc mang về nhà treo để được may mắn cả năm.

Vũ Lê

0 nhận xét:

Post a Comment